Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2019

Kinh te TP.Ho Chi Minh sau 37 nam giai phong: Xung danh vi tri “quan quan”!

Kinh tế TP.Hồ Chí Minh sau 37 năm giải phóng: Xứng danh vị trí Với tỷ trọng hơn 20\% GDP cả nước; giá trị sản xuất công nghiệp chiếm hơn 30\%, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ chiếm 25\%, thu hút đầu tư nước ngoài chiếm 1/3 số dự án của cả nước, TP.HCM đang tiếp tục khẳng định vị trí "quán quân" cũng như vai trò chi phối nền kinh tế của cả nước.

Với tỷ trọng hơn 20% GDP cả nước; giá trị sản xuất công nghiệp chiếm hơn 30%, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ chiếm 25%, thu hút đầu tư nước ngoài chiếm 1/3 số dự án của cả nước, TP.HCM đang tiếp tục khẳng định vị trí "quán quân" cũng như vai trò chi phối nền kinh tế của cả nước.

 

07:36:00 30/04/2012 (GMT+7)  

Các tin liên quan:

  • Diện mạo mới thành phố mang tên Bác
Kinh tế TP.Hồ Chí Minh sau 37 năm giải phóng: Xứng danh vị trí

 

Vươn mình mạnh mẽ

Nếu như trước thời kỳ đổi mới, kinh tế TP.HCM còn phát triển theo hướng tự cung tự cấp thì từ những năm của thập kỷ 90 (thế kỷ trước) nền kinh tế thành phố chuyển mình mạnh mẽ sang cơ chế thị trường và bắt đầu có những thay đổi rõ rệt. Cho đến nay, sau hơn 20 năm đổi mới, bộ mặt hạ tầng của TP.HCM đã có những bước tiến bất ngờ với hàng loạt dự án hạ tầng với những công trình trọng điểm đã được xây dựng như Đại lộ Đông Tây, hầm Thủ Thiêm, Khu đô thị kiểu mẫu Phú Mỹ Hưng, khu công nghệ cao…

Về kinh tế, đến nay tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của TP.HCM luôn có mức tăng trưởng hai con số, gấp 1,5 lần bình quân cả nước. Chỉ tính riêng năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 738.000 tỷ đồng chiếm gần 30% tỷ trọng công nghiệp của cả nước và chiếm tới 46% khu vực phía nam. Trong đó, một số ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn như dệt may, da giày… có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của toàn ngành, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trên địa bàn thành phố.

Kim ngạch xuất khẩu cũng đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế TP.HCM. Sau khi thành phố xác định mục tiêu chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu giai đoạn 2008 – 2010, thì tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM đạt 26,8 tỷ USD (chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Hàng hóa xuất khẩu của thành phố đã có mặt trên 228 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo ông Nguyễn Văn Lai – Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, năm 2012 mặc dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu của thành phố vẫn tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như gạo, nông sản, thủy sản, may mặc, giày dép… vẫn được giữ vững trong những tháng đầu năm, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp chế biến tiếp tục gia tăng.

Về thị trường bán lẻ, TP.HCM cũng là nơi phát triển mạnh mẽ nhất cả nước đặc biệt kể từ khi mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà bán lẻ nước ngòai tham gia ( 1/1/2009). Đối với hệ thống bán lẻ trong nước, chỉ sau 3 năm mở cửa các nhà bán lẻ trong nước đã phải tự nỗ lực vươn lên cạnh tranh với các tập đòan bán lẻ lớn của nước ngòai và đã rất thành công như: siêu thị Maxi mart, Citi Mart..và điển hình là hệ thống siêu thị Coop Mart hiện đã mở rộng tới 40 siệu thị tại TP.HCM. Vinatex Mart đã phát triển lên 62 siêu thị trong cả nước, cùng với đó là sự mở rộng không ngừng của hệ thống siêu thị cho từng ngành hàng như Nguyễn Kim, Chợ Lớn, Thiên Hòa…

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đã rầm rộ đầu tư vào thị trường bán lẻ tại TP.HCM. Bên cạnh sự có mặt của những trung tâm thương mại như BigC, Lotte Mart, Metro, Family Mart … thì gần đây trung tâm thương mại Crescent Mall với kinh phí đầu tư 2.310 tỷ đồng cũng đã được khai trương tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, trong đó có hệ thống siêu thị Giant với mặt bằng bán lẻ "khủng"nhất hiện nay là 4000m2.

Chính sự xuất hiện của các trung tâm bán lẻ đã dẫn đến tổng mức bán lẻ của thành phố liên tục tăng qua các năm. Năm 2008, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của thành phố đạt hơn 232 ngàn tỷ đồng thì đến năm 2011, tổng mức bán lẻ đạt mức trên 458 ngàn tỷ đồng.

<>Dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài

Với lợi thế là trung tâm kinh tế năng động nhất cả nước, cùng với nguồn nhân lực dồi dào, TPHCM luôn là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI).

Nếu như những năm đầu kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài (1988) việc thu hút FDI vào thành phố chỉ mang tính chất thăm dò thì đến nay, tổng số dự án đăng ký là 4.177 dự án với tổng số vốn đầu tư 31,657 tỷ USD. Trong đó Singapore là nước đứng đầu về vốn đầu tư tại TP.HCM(6,6 tỷ USD), kế đến là Malaysia, Hàn Quốc…

Bất động sản là lĩnh vực thu hút vốn FDI mạnh nhất khoảng 9,8 tỷ USD chiếm 31,9%, công nghiệp chế biến, chế tạo (7,5 tỷ USD, chiếm 24,3%), giáo dục và đào tạo (3,6 tỷ USD, chiếm 11,9%)… Từ những đồng vốn đầu tư nước ngoài nói trên đã đóng góp tích cực vào nhu cầu đầu tư và phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế của thành phố. Cụ thể, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 23,82% cơ cấu GDP, chiếm 36,77% giá trị sản xuất công nghiệp, trong khi giá trị xuất khẩu chiếm 24,2%.

Ông Lư Thanh Phong – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM khẳng định, để thu hút nguồn vốn FDI, TP. HCM luôn có những chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư, đảm bảo môi trường kinh doanh thông thoáng nhất. Mặt khác, TP.HCM đã tăng cường xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị và đặc biệt là các KCX - KCN để các doanh nghiệp yên tâm khi đầu.

Đánh giá về môi trường đầu tư, ông Hong Pyong Gyu – TGĐ Công ty Lotte Vietnam Shopping nói, bên cạnh môi trường đầu tư thông thoáng, TP.HCM còn đang được xem là thị trường có sức thu hút, nhất là đối với thị trường bán lẻ. Tuy nhiên, ông Hong Pyong Gyu cũng cho rằng, tình trạng gian lận thương mại tại TP.HCM vẫn có chiều hướng gia tăng, sản xuất, lưu thông hàng giả hàng nhái vẫn diễn ra theo nhiều hình thức, đó là điều hạn chế mà thành phố cần khắc phục trong thời gian tới.

Còn ông Natsir Mansyur – Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Indonesia cho biết, TP.HCM đang được coi là đối tác kinh tế quan trọng và tiềm năng cho các doanh nghiệp Indonesia bởi những chính sách mở cửa thông thoáng cùng với đó là một nền chính trị ổn định.

Mặc dù hiện tại TP.HCM vẫn đang phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều thách thức từ khủng hoảng kinh tế, nhưng rõ ràng sự phát triển mạnh mẽ trên nhiều phương diện của kinh tế TP.HCM trong nhiều năm qua là nền tảng vững chắc để Thành phố mang tên Bác tiếp tục vượt qua thách thức và dẫn đầu về phát triển kinh tế trong cả nước.

Tuấn Anh

 

 


QC: Định Vị Nam Hải NamHaiGPS.Com: Chuyên Bán và Lắp Đặt Tận Nơi Toàn Quốc: Định Vị Ô Tô, Định Vị Xe Máy Theo Dõi Ngoại Tình Hiệu Quả Kích Thước Chỉ Bằng Ngón Tay Rất Siêu Nhỏ. Dễ Dàng Dùng Trên Điện Thoại.
Định Vị Mini Siêu Nhỏ Giá Trọn Gói Chỉ: =====> 1,190,000đ <===== Bao Trọn Gói
Hotline: 0978994252 (Mr Hải)
Tham Khảo: Định Vị Xe Máy Nam Hải Tại : www.dinhvixemaymini.com

Nguồn Bài Viết: www.tinmoi.vn/kinh-te-tpho-chi-minh-sau-37-nam-giai-phong-xung-danh-vi-tri-quan-quan-01873567.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét